Giáp trụ Quân đội nhà Minh

Hình vẽ Quan Vũ mặc Sơn Văn giápCấm quân được trang bị ngư lân giáp, tỏa tứ giáp, trát giáp và sơn văn giáp.

Dưới triều đại nhà Minh, phần lớn binh sĩ không mặc áo giáp, mà chủ yếu giành cho các chỉ huy và một phần ít binh sĩ.[65] Giáp cho ngựa cũng rất ít được sử dụng.[66]

Giáp nhẹ (Brigandine Armour) thời nhà Minh được bộ binh sử dụng rộng rãi dưới dạng những tấm giáp nhỏ bọc trong các lớp vải và được cố định bằng đinh tán.[66]

Giáp tấm (Plate Armour) được đề cập trong Võ bị yếu lược (1638). Mặc dù giáp tấm rất ít phổ biến, loại giáp này được sử dụng trong Chiến tranh Nhâm Thìn. Quân Nhật Bản tại Triều Tiên đã ghi nhận những binh sĩ nhà Minh trang bị giáp nặng đã xuyên qua làn mưa đạn của Nhật để phá tan đội hình đối phương.[67]

Mặc dù giáp trụ vẫn được sử dụng, vai trò của nó dần bị hạn chế do sự tiến bộ không ngừng của vũ khí nóng. Danh tướng Tiêu Ngọc thừa nhận rằng hóa khí "bắn như rồng bay, xuyên thủng tầng tầng lớp lớp giáp". Binh sĩ dù cho trang bị giáp trụ đầy đủ vẫn bị đánh bại chỉ bằng một khẩu súng. Dù vậy, vẫn có những ghi nhận về những cố gắng của nhà Minh trong chế tác giáp trụ chống đạn. Theo như ghi nhận của người Nhật, trong trận Tắc Sơn (Jiksan), quân Minh được trang bị giáp và lá chắn đã chặn được không ít loạt súng của quân Nhật, và phòng ngự thành công trước khi viện binh kéo đến.[68] Frederick Coyett trong cuộc chiến ở Đài Loan đã mô tả những giáp trụ của nhà Minh có khả năng bảo vệ tốt chống lại súng hỏa mai.[69] Tài liệu của người Anh vào đầu thế kỷ 19 cũng đề cập đến những lá chăn được đan bằng cây mây của Trung Hoa được coi là "gần như là bằng chứng thuyết phục cho việc bảo vệ người mặc chống lại súng hỏa mai",[70] tuy vậy một báo cáo khác vào cuối thế kỷ 19 nói rằng nó không bảo vệ người mặc trong suốt cuộc tiến công vào pháo đài của lực lượng Hồi Giáo, nơi mà họ toàn bộ đều tử trận dưới làn mưa đạn.[71]

Những binh sĩ sử dụng tên lửa thường mặc giáp nặng để tăng cường bảo vệ, do đó họ có thể bắn ở cự ly gần.[72]

  • "Cương ti liên hoàn giáp", mô tả giáp lưới thời nhà Minh.
  • Trang bị giáp trụ của tinh binh dưới trướng Trịnh Thành Công, "Thiết nhân"
  • Trường thương binh được trang bị giáp nhẹ
  • Mũ sắt, giáp trụ và mặt nạ, mô tả trong Võ bị yếu lược
  • Giáp tay, giáp đùi và giáp lưng, mô tả trong Võ bị yếu lược
  • Tượng lính trang bị lá chắn
  • Phòng tuyến được trang bị lá chắn của quân Minh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân đội nhà Minh http://www.history.ubc.ca/sites/default/files/docu... http://www.armchairgeneral.com/confederate-boys-an... http://greatmingmilitary.blogspot.com/2015/02/plat... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/198577/e... http://www.history-science-technology.com http://www.history-science-technology.com/Articles... http://muse.jhu.edu/login?auth=0&type=summary&url=... http://www.atarn.org/training/chinese_archery_bckg... http://www.san.beck.org/3-7-MingEmpire.html //dx.doi.org/10.1353%2Flate.2004.0010